TIPS THAM KHẢO XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

Một số phương thức phân tích thị trường, khách hàng, nhu cầu... để hoàn thành Kế hoạch phát triển dịch vụ hay còn gọi Business plan / Sales plan.

Sẽ rất có ích cho bài dự thi "Sáng tạo ý tưởng kinh doanh năm 2021" của bạn. Cùngtham khảo bạn nhé!

GỢI Ý 1: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH


👉 Bước 1: Nghiên cứu và dự báo
Mục đích của bước này là giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể cục diện bao gồm môi trường bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, thị trường, sự cạnh tranh trong thị trường, điểm mạnh điểm yếu của mình so với đối thủ, cơ hội và thách thức có thể xảy ra… Để từ đó đưa ra các phương án đối phó thích hợp và kịp thời.
👉 Bước 2: Thiết lập các mục tiêu
Trong mỗi mục tiêu đặt ra cần xác định rõ thời gian để thực hiện và được lượng hoá đến mức cao nhất có thể.
Mục tiêu hàng đầu thường là các mục tiêu liên quan đến sự sống còn và phát triển bền vững của một doanh nghiệp.
Mục tiêu hàng thứ hai là các mục tiêu liên quan đến tính hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sự sống còn của doanh nghiệp nhưng các mục tiêu này lại có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.
👉 Bước 3: Phát triển các tiền đề
Các tiền đề này có thể là quy mô hoạt động của doanh nghiệp, địa bàn hoạt động, công nghệ sử dụng, sản phẩm, mức giá, mức chi phí, chính trị, xã hội… Ngoài ra, tiền đề còn có thể là những dự báo hay các chính sách còn chưa được ban hành.
👉 Bước 4: Xây dựng các phương án
Trong mỗi phương án được xây dựng, cần đảm bảo xác định được hai nội dung:
• Giải pháp của kế hoạch là gì để trả lời cho câu hỏi làm gì để đạt được mục tiêu
• Các công cụ và nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu
👉 Bước 5: Đánh giá các phương án
Các phương án được lựa chọn là các phương án đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất và với chi phí thấp nhất.
👉 Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định
Phương án tối ưu nhất được lựa chọn để tiến hành thực hiện.

GỢI Ý 2: PHÂN TÍCH SWOT

Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.

💕 Strength – Thế mạnh
Hãy thử đặt câu hỏi để mở rộng yếu tố đầu tiên: Điểm mạnh, bằng cách liệt kê những câu hỏi xoay quanh thế mạnh của doanh nghiệp như sau:
• Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
• Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành như thế nào?
• Đặc tính thương hiệu (brand attribute) thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
• Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?
• Hay những tài nguyên nào chỉ bạn có mà đối thủ thì không?
💕 Weakness – Điểm yếu
• Khách hàng của bạn không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
• Những vấn đề hoặc khiếu nại thường được đề cập trong các review đánh giá về doanh nghiệp bạn là gì?
• Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn hoặc không thực hiện/không hoàn thành giao dịch?
• Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì?
• Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
• Những tài nguyên nào mà đối thủ có mà bạn thì không?
💕 Opportunity – Cơ hội
• Xu hướng trong công nghệ và thị trường
• Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn
• Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …
• Sự kiện địa phương
• Xu hướng của khách hàng
💕 Threat – Rủi ro
Rủi ro này có thể bao gồm những yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới nổi, thay đổi về luật pháp, rủi ro trong xoay chuyển tài chính và hầu như mọi thứ khác có khả năng tác động tiêu cực cho tương lai của doanh nghiệp hay kế hoạch kinh doanh.

GỢI Ý 3: PHÂN TÍCH PEST


Phân tích PEST – Phân tích toàn cảnh môi trường kinh doanh dựa trên Chính trị (P), Kinh tế (E), Xã hội (S), Công nghệ (T).️

💟 Chính trị (Political)
Các yếu tố chính trị liên quan đến ảnh hưởng của Chính phủ tác động đến nền kinh tế. Những yếu tố này cực kỳ quan trọng trong việc quản lý chiến lược của công ty. Có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực quan trọng trong đời sống như giáo dục, lao động, nền tảng kinh tế, cơ sở hạ tầng,...
️ 💟 Kinh tế (Economic)
Các yếu tố kinh tế là một trong những yếu tố hàng đầu tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh. Các yếu tố này được xem xét ở cả trong dài hạn và ngắn hạn.
️ 💟 Văn hóa - Xã hội (Social)
Yếu tố xã hội phân tích các khía cạnh về nhân khẩu học và văn hóa của thị trường như hiểu biết về sức khỏe, tăng trưởng dân số, cơ cấu độ tuổi, nghề nghiệp và an sinh xã hội,... Những yếu tố này ảnh hưởng đến tổng cầu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và cách mà doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
️ 💟 Công nghệ (Technological)
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có tác động sâu sắc lên sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, quá trình tiếp thị và vị trí của doanh nghiệp,... Ảnh hưởng đến cách thức doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình cho thị trường (kênh phân phối).

 
GỢI Ý 4: TIẾP THỊ HỖN HỢP 4P


️🛒 4P: Product – Price – Place – Promotion
• Product (Sản phẩm): Bạn sẽ bán gì?
• Price (Giá): Bạn tính phí bao nhiêu cho sản phẩm?
• Place (Địa điểm): Khách hàng sẽ mua sản phẩm ở đâu?
• Promotion (Quảng bá): Khách hàng sẽ tìm hiểu về sản phẩm như thế nào?

GỢI Ý 5: CHIẾN LƯỢC 7P MARKETING


💟 7P: 4P + People – Process – Physical Evidence
Được mở rộng từ mô hình Marketing mix 4P, sự phát triển cụ thể ở mỗi ngành nghề sẽ được chi tiết hóa thêm 3P, cụ thể:
👉 People:
Con người – People bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.
👉 Process:
Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ.
👉 Physical evidence:
các bằng chứng “hữu hình” để khách hàng dễ hình dung về dịch vụ đã cung cấp.

GỢI Ý 6: HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG


Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng giúp thúc đẩy hành vi mua sắm. Mà không phải chỉ đơn thuần là lý trí trong quá trình mua sắm. Có nhiều cách để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Trước khi bắt tay vào một chiến lược kinh doanh, các công ty có thể đưa ra một bản đồ hành trình khách hàng chính xác. Điều này sẽ giúp họ có thể triển khai hoạt động tiếp thị trực tiếp và tiếp thị lại. Ở những nơi có nhiều ảnh hưởng nhất. Đó gọi là tối ưu hóa trải nghiệm dựa theo hành trình của khách hàng.
⚡ Cách lập bản đồ hành trình khách hàng ⚡
Hãy bắt đầu với những gì bạn biết về khách hàng ở thời điểm hiện tại, và quay ngược trở lại để hiểu về những điều đã thúc đẩy khách hàng hành động, lên kế hoạch, khám phá khách hàng và cách để chạm vào đó:
✊ Phác thảo tính cách khách hàng
Cần có nền tảng hiểu biết nhất định về khách hàng, bao gồm cả khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng.
✊ Cân nhắc mức độ tiếp cận thị trường
Hãy tạo ra một bản đồ trực quan về mỗi điểm tiếp cận bạn sẽ làm với mỗi khách hàng mục tiêu. Trong đó bao gồm các mạng xã hội, nhân vật có ảnh hưởng, bảng xếp hạng, thương hiệu, trang landing page, câu kêu gọi hành động (call-to-action), các địa chỉ bên thứ 3 và những nơi mà bạn nghĩ rằng khách hàng sẽ tương tác với thương hiệu.
✊ Vẽ bản đồ các điểm chạm
Luôn ghi nhớ thống kê lại tổng số lượt ghé thăm, số khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại mà bạn có được từ mỗi kênh trong toàn bộ hành trình mua sắm của họ.
✊ Nhận dạng điểm hành động
Dự đoán các khu vực hay “điểm chạm” mà khách hàng dễ đưa ra quyết định mua sắm. Đây là nơi bạn có thể gia tăng ảnh hưởng và tăng doanh số.
✊ Đối chiếu các bản đồ
So sánh các bản đồ với các đặc trưng khách hàng khác nhau. Rút ra nguyên nhân của sự chuyển đổi thành công.

 
- Sưu tầm -

Các tin khác

VIAGS TÂN SƠN NHẤT CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

VIAGS TÂN SƠN NHẤT CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

Tháng 3 - tháng tôn vinh những người phụ nữ tuyệt vời. Nhân ngày của chị em - Quốc tế Phụ nữ 8/3, Phó Giám đốc Nguyễn Vĩnh Hưng đại diện Ban Giám đốc VIAGS Tân Sơn Nhất cùng các cán bộ Trung tâm đã đến các đơn vị để gửi tặng hoa, thiệp và những lời chúc mừng đến chị em phụ nữ, chúc chị em có một ngày tuyệt vời cũng như luôn xinh đẹp, toả sáng và hạnh phúc.

Xem thêm
VIAGS DAD: PHỤ NỮ LÀ ĐỂ YÊU THƯƠNG

VIAGS DAD: PHỤ NỮ LÀ ĐỂ YÊU THƯƠNG

Trong không khí vui tươi nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3, Đại diện Ban Giám đốc, Công đoàn, Ban nữ công chi nhánh đã đến thăm hỏi, tặng hoa và quà cho các Chị em tại các bộ phận...Mặc dù giai đoạn khó khăn ảnh hưởng dịch bệnh, tuy nhiên chị em chi nhánh VIAGS DAD nói riêng và toàn thể VIAGS nói chung đã không ngại gian khó, hiểm nguy dịch bệnh để cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
CĐCS VÀ BAN NỮ CÔNG VIAGS KCQ TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH TÔN VINH, TRI ÂN NGƯỜI PHỤ NỮ VIAGS

CĐCS VÀ BAN NỮ CÔNG VIAGS KCQ TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH TÔN VINH, TRI ÂN NGƯỜI PHỤ NỮ VIAGS

Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (thủ đô Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày “Quốc tế phụ nữ”. Trải qua 112 năm từ ngày ra đời, vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ hiện đại ngày càng to lớn, họ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước.                                   

Nhằm tôn vinh, tri ân người phụ nữ VIAGS, sáng ngày 8/3, tại trụ sở VIAGS, CĐCS và Ban nữ công VIAGS KCQ hân hoan tổ chức chương trình nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ và tri ân những đóng góp của CNBV nữ KCQ trong hành trình phát triển VIAGS. Tham dự chương trình có sự hiện diện của Ông Hoàng Xuân Hiệp - PTGĐ VIAGS - đại diện BGĐ Công ty , Ông Nguyễn Văn Nam - Chủ tịch CĐ VIAGS, Bà Phạm Tuyết Hà - Chủ tịch CĐCS KCQ, Bà Nguyễn Thị Mai Hương - Trưởng ban nữ công KCQ cùng chị em các tổ CĐ và CĐBP trực thuộc CĐCS KCQ.

Xem thêm
TỌA ĐÀM VƯỢT QUA MÙA DỊCH NHÂN DỊP QT PHỤ NỮ 8/8 CỦA BAN NỮ CÔNG VIAGS

TỌA ĐÀM VƯỢT QUA MÙA DỊCH NHÂN DỊP QT PHỤ NỮ 8/8 CỦA BAN NỮ CÔNG VIAGS

Phụ nữ không chỉ là 1 nửa của nhân loại, mà còn đại diện cho cái đẹp, lòng yêu thương và sự nhân hậu. Đối với VIAGS, chị em phụ nữ chính là niềm tự hào, nguồn động lực và là một phần không thể thiếu trong thành tựu chung của toàn Công ty. Nhân dịp kỷ niệm ngày QT Phụ nữ 8/3, Ban nữ công VIAGS trân trọng tổ chức chương trình Tọa đàm "Vượt qua mùa dịch" dưới hình thức trực tuyến, nhằm tri ân các chị em phụ nữ trong ngày đặc biệt, tôn vinh vẻ đẹp, sự năng động, sáng tạo, đảm đang của các chị em VIAGS trong 2 năm đương đầu với dịch COVID19 và chia sẻ các bài học kinh nghiệm, vượt khó khăn của nữ CBNV VIAGS trong sản xuất tại đơn vị, cũng như trong gia đình

 

Xem thêm
VIAGS KÝ KẾT THOẢ THUẬN HỢP TÁC VỚI SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ XÚC TIẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIAGS KÝ KẾT THOẢ THUẬN HỢP TÁC VỚI SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ XÚC TIẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chiều 7/3/2022, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) và Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham). Tham dự chương trình có Tổng Lãnh sự Pháp tại TP.HCM Emmanuelle Pavillon-Grosser; Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Nguyễn Thị Ánh Hoa; Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP Phạm Dứt Điểm. Về phía VIAGS có sự tham dự của Ông Hoàng Xuân Hiệp - Phó Tổng Giám đốc, Bà Dương Thúy Quỳnh - Trưởng Phòng Kinh doanh, Ông Nguyễn Vĩnh Hưng - Phó Giám đốc VIAGS Tân Sơn Nhất.
Xem thêm
 

Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (tên viết tắt VIAGS) được thành lập ngày 01/01/2016 trên cơ sở hợp nhất 3 Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.