LUÔN TỰ HÀO VỀ NGƯỜI CHA CHƯA MỘT LẦN GẶP MẶT

“Thiệt thòi lớn nhất với tôi là chưa một lần được gặp mặt cha, thế nhưng sự hy sinh anh dũng của ông đã trở thành tấm gương sáng và là động lực để tôi luôn phấn đấu, trưởng thành hơn trong mỗi bước đường mà mình đi qua” – Đó là chia sẻ của anh Chu Văn Mười, Kíp trưởng lái xe phụ trách nhóm vệ sinh máy bay – VIAGS Tân Sơn Nhất nhân dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7.

Tuổi thơ khốn khó, cơ cực và những dấu ấn ít ỏi về cha 

Sinh ra và lớn lên tại một làng quê nghèo ở tỉnh Bắc Thái, nay là Thái Nguyên, nhà có 11 anh chị em, anh là con thứ mười nên được cha mẹ đặt luôn cho cái tên Chu Văn Mười. 

Mới 7 tuổi, cậu bé Chu Văn Mười đã mồ côi cha và mất mát lớn nhất là cho đến ngày cha hy sinh, anh vẫn chưa một lần được gặp mặt người cha đáng kính ấy của mình. Ký ức về cha đọng lại với anh cho đến nay chỉ là quá trình công tác, sự phấn đấu của ông suốt những năm tháng tuổi trẻ được mẹ anh và người nhà kể lại. 

Anh cho biết “Cha tôi là liệt sỹ Chu Tiền Phong, cán bộ công tác miền Tây, đã hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc ngày 15 tháng 12 năm 1971. Ông cũng đã được ghi công vì thành tích nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng Lào”. 

Năm 1945, liệt sỹ Chu Tiền Phong học trường du kích và là đội trưởng đội du kích Lam Sơn. Sau đó, ông công tác tại ban kiểm tra Trung ương Đảng, phụ trách dân công chiến dịch Tây Bắc. Từ năm 1953 đến năm 1961, ông lần lượt công tác tại tỉnh đội Thái Nguyên và Tiêu Phỉ, Hà Giang. Năm 1962-1964, ông được điều về học tại trường Nguyễn Ái Quốc. Sau đó từ năm 1966-1970, công tác tại Ban công tác miền Tây thuộc phủ Thủ Tướng. Năm 1971, ông sang nước Lào hoạt động chiến đấu và đã hy sinh ở đó. 

Với anh Mười, cha anh là một người chiến sỹ cách mạng kiên trung, dũng cảm, luôn cầu tiến và hết mình trong mỗi nhiệm vụ được giao phó, là tượng đài trong lòng không chỉ mình anh mà tất cả 10 anh chị em còn lại trong gia đình.

Ký ức về cha đọng lại với anh Mười cho đến nay chỉ là quá trình công tác, sự phấn đấu của ông suốt những năm tháng tuổi trẻ được mẹ anh và người nhà kể lại.

Nỗ lực không ngừng để cha yên lòng 

Không có được sự động viên, khích lệ từ cha như bao bạn bè cùng trang lứa, nhưng anh Mười maymắn khi có một người mẹ tần tảo luôn hết mình vì con, lại được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước nên những năm tháng khó khăn với anh Mười cũng dần qua đi, cùng với đó là từng bước làm nên một anh Mười của ngày hôm nay – đầy tự tin và nghị lực. 

Anh Mười cho biết, vì là con liệt sỹ, đồng thời là người dân tộc Nùng nên anh đã được Nhà nước ưu tiên vào học trường dành cho con liệt sỹ và con em dân tộc đến hết lớp 12, sau đó anh tiếp tục học trường Trung cấp tài chính kế toán. 

Anh Mười có một người anh trai là phi công, công tác tại Đoàn bay 919 – tiền thân là đơn vị vận tải của Quân đội Nhân dân Việt Nam, gắn với nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy ngay từ nhỏ anh đã có một ước mơ cháy bỏng là được trở thành một nhân viên ở bất kỳ vị trí nào của ngành hàng không. Và ước mơ ấy của anh đã trở thành hiện thực vào ngày 1 tháng 11 năm 1991.

Hơn 30 năm công tác trong ngành đã mang đến cho anh Mười những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời và quý báu không chỉ trong công việc mà còn cả trong cuộc sống.

Khi đó, với sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo hãng hàng không quốc gia Việt Nam, anh Mười đã được bảo lãnh vào làm nhân viên đội bốc xếp hành lý ở phòng vận chuyển, sau trở thành công ty TIAGS, nay là VIAGS Tân Sơn Nhất. Năm 1993, anh được chuyển sang đội vệ sinh máy bay, nay là đội Phục vụ trên tàu. Và từ năm 2006, với những nỗ lực và thành tựu đạt được, anh được bổ nhiệm là kíp trưởng kiêm lái xe phụ trách nhóm vệ sinh máy bay, phục vụ cho hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam và các hãng hàng không quốc tế hiện đang khai thác tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. 

“Ngành hàng không là chiếc nôi và môi trường giúp tôi trưởng thành để có được cuộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay. Hơn 30 năm công tác trong ngành đã mang đến cho tôi những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời và quý báu không chỉ trong công việc mà còn cả trong cuộc sống. Tôi rất yêu công việc của mình và chắc chắn sẽ còn tiếp tục làm việc ở đây cho đến lúc nghỉ hưu”. – Anh hào hứng chia sẻ. 

Anh Mười cũng là một Đảng viên ưu tú của Đảng bộ Vietnam Airlines và đã nhiều lần được khen thưởng gương “Ngươi tốt việc tốt” – đó là những gì mà anh đã làm được để không hổ thẹn trước vong linh của cha và anh sẽ còn tiếp tục nỗ lực để cha anh ở một nơi xa có thể nở một nụ cười đầy tự hào về con trai của mình.

Các tin khác

VIAGS TÂN SƠN NHẤT CHÚC MỪNG QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

VIAGS TÂN SƠN NHẤT CHÚC MỪNG QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

Hoà vào bầu không khí tràn ngập niềm vui và nụ cười của chị em phụ nữ trong ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Phó Tổng Giám đốc/Giám đốc Bùi Đức Thanh và Ban giám đốc, các cán bộ Phòng/Trung tâm VIAGS Tân Sơn Nhất (TSN) đã đến từng đơn vị để tặng hoa, quà và gửi lời cảm ơn tri ân chân thành đến những người phụ nữ VIAGS TSN xinh đẹp, bản lĩnh, giỏi việc nước đảm việc nhà.

Xem thêm
Niềm vui ngày trở về

Niềm vui ngày trở về

Ngày 21/2, 9 chiến binh đầu tiên VIAGS Đà Nẵng tham gia hỗ trợ TSN phục vụ cao điểm Tết và cách ly tập trung tại Bệnh viện Cần Giờ đã chính thức kết thúc thời gian cách ly, trở về với gia đình.
Xem thêm
[Thơ] “Rồi VIAGS mình...”

[Thơ] “Rồi VIAGS mình...”

Bài thơ “Rồi VIAGS mình...” do chị Lê Thái Thuỷ Bình - Trưởng ban kiểm soát VIAGS gửi tặng toàn thể anh chị em đồng nghiệp những cảm xúc trước tinh thần kiên cường, bản lĩnh vững vàng vượt qua tâm dịch của con người VIAGS.

Xem thêm
Chị Nguyễn Thị Minh - “Gương liêm khiết” của VIAGS Đà Nẵng

Chị Nguyễn Thị Minh - “Gương liêm khiết” của VIAGS Đà Nẵng

“Kết duyên” với gia đình DIAGS (nay là VIAGS Đà Nẵng) vào ngày cuối cùng của năm 2020, chị Nguyễn Thị Minh hiện là Kíp phó Đội Phục vụ trên tàu - Trung tâm phục vụ sân đỗ thuộc VIAGS Đà Nẵng. Với các đồng nghiệp tại đơn vị, chị Minh chính là “gương liêm khiết” trong công tác phục vụ trên trên chuyến bay.

Chỉ tính riêng trong năm 2002, chị Minh đã có 4 lần phát hiện tài sản khách hàng bỏ quên với tổng giá trị 80 triệu đồng. Mới nhất, trên chuyến bay VN185 ngày 3/12/2020, kíp phó Nguyễn Thị Minh có nhặt  được một ví tiền của khách, tổng tiền quy đổi trên 57 triệu VND. Số tài sản đã được bàn giao tới Lost & Found để nhanh chóng trả lại cho hành khách bỏ quên.

“Nhớ lần đầu nhặt được tài sản bỏ quên của hành khách, mình cũng hồi hộp, thậm chí có phần lo lắng. Đến giờ, sau gần 2 thập kỷ làm việc thì mình đã quá quen với quy trình là liên lạc với Lost & Found để bàn giao, sau đó hai bên cùng kiểm đếm để nắm được giá trị bên trong tài sản rồi lập biên bản. Có lẽ nhờ làm nghề đặc thù nên mình có cơ hội được tự hào khi làm được một việc có ích cho xã hội, đồng thời đóng góp công sức vào sự phát triển chung của công ty cũng như VNA.”, chị Minh chia sẻ.

Khi được hỏi về “chìa khóa” để vừa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời hoàn thành các thủ tục bàn giao tài sản hành khách bỏ quên cho các bộ phận liên quan thì chị Minh cho rằng đó chính là sự đồng lòng của những người đồng đội đang kề vai sát cánh hàng ngày để vượt qua áp lực về thời gian.

“Đặc biệt là trong những đợt cao điểm như hè năm 2019, tần suất máy bay cất hạ cánh liên tục nên cường độ làm việc cực kỳ khẩn trương. Vậy nên khi phát hiện đồ của khách bỏ quên thì gặp khó khăn trong việc phân bổ thời gian xử lý đồng thời cả hai việc bởi thời gian dọn dẹp mỗi tàu bay đều chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, đội sẽ buộc phải phân công 1 thành viên ở lại để bàn giao cho Lost & Found do quy định chỉ được phép đưa tài sản của khách bỏ quên ra khỏi máy bay sau khi được sự đồng ý, thống nhất của các đơn vị liên quan. Nhân sự cũng có giới hạn nên mỗi thành viên đều trong tư thế kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ một lúc.”, chị Minh cho biết.

Những nỗ lực của chị Minh đã được lãnh đạo Tổng công ty cũng như VIAGS ghi nhận và vinh danh với Giấy khen Công đoàn TCT Hàng không Việt Nam 2020 Chuyên đề "Phụ nữ hàng không Tri thức, Thanh lịch, Đảm đang" và Giấy khen VIAGS 2020.

Bước sang năm 2021, chị Minh hy vọng dịch bệnh sớm được dập tắt để ngành hàng không sớm hồi phục và công việc của CBNV VNA trở lại như trước đây. “Hiện tại có nhiều anh chị em đang nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng nên mình mong muốn mọi người sớm trở lại với công việc, với mái nhà VNA để cùng cống hiến cho những cánh bay sải cánh vươn tới những tầm cao mới”.

Xem thêm
Mang đến sự khác biệt trong dịch vụ theo cách của người VNA

Mang đến sự khác biệt trong dịch vụ theo cách của người VNA

Gắn bó với mái nhà VNA hơn 17 năm, anh Nguyễn Văn Dũng đã trở thành “quen mặt” với quy trình xử lý sau khi nhặt được đồ của hành khách bỏ quên để trả lại cho người đánh mất.

Chỉ tính riêng trong năm 2020, anh Dũng đã 59 lần nhặt được tài sản khách hàng bỏ quên. Trong đó, trường hợp có trị giá tài sản lớn nhất là trên chuyến bay VN221 chặng Hà Nội – TP.Hồ Chí Minh trong ngày 10/09/2020. Tổng giá trị quy đổi của số tài sản do hành khách bỏ quên được anh Dũng phát hiện là 285.000.604 VNĐ ($3.200 và 224.361.000 VNĐ) cùng nhiều tài sản có giá trị. (3 điện thoại, 5 iphone, 2 Ipad, 1 máy tính bảng).

Xem thêm
 

Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (tên viết tắt VIAGS) được thành lập ngày 01/01/2016 trên cơ sở hợp nhất 3 Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.