VNA lần thứ 8 liên tiếp gia hạn thành công chứng chỉ an toàn khai thác IOSA

Ngày 28/10/2021, VNA chính thức được IATA cấp gia hạn chứng chỉ an toàn khai thác IOSA. Kết quả này đánh dấu lần thứ 8 liên tiếp gia hạn thành công kể từ 2005 đến nay.

Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, ngành hàng không thế giới đang phải đối mặt với nhiều sự biến đổi và tác động như: sự sụt giảm đáng kể số lượng chuyến bay chở khách, liên tục tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng loại hình khai thác các chuyến bay chở hàng trên khoang khách, các chuyến bay hồi hương, mở rộng khu vực khai thác thông qua các điểm đến mới, cản trở về nguồn nhân lực, tài chính ngân sách…

Nhận định được các yếu tố tác động này, việc kiểm soát tuân thủ an toàn khai thác, nhận diện mối nguy hiểm, đánh giá rủi ro an toàn và quản lý sự thay đổi trở thành tâm điểm trong công tác An toàn – Chất lượng của Hãng hàng không nói riêng và của IATA nói chung.

Trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu, hầu hết các quốc gia đóng cửa biên giới, hạn chế người đi lại. Đây là một thách thức đối với hình thức đánh giá truyền thống “onsite audit” và chương trình đánh giá “remote audit” được lựa chọn làm phương án thay thế tạm thời với mục tiêu duy trì liên tục đảm bảo An toàn – Chất lượng khai thác nhưng cho phép giảm phạm vi đánh giá (từ 926 tiêu chuẩn còn 251 tiêu chuẩn).

VNA lần thứ 8 liên tiếp gia hạn thành công chứng chỉ an toàn khai thác IOSA. (Ảnh: VNA).

Theo thông lệ, chương trình đánh giá được thực hiện định kỳ 2 năm/lần. Tuy nhiên, với “remote audit” được thực hiện hàng năm để tăng cường và thắt chặt tính tuân thủ 4 mục tiêu cốt lõi của IATA: 

► Đảm bảo Độ tin cậy của Chương trình đảm bảo An toàn chất lượng;

► Chuẩn hóa công tác đánh giá;

► Đảm bảo liên tục tuân thủ tiêu chuẩn IOSA;

► Tập trung vào việc thực hiện.

Nằm trong khuôn khổ của chương trình đánh giá IOSA nhằm kiểm soát liên tục các hoạt động khai thác, IATA kích hoạt và thúc đẩy chương trình kiểm soát báo cáo định kỳ, thực hiện từ đầu năm 2020. 

Theo đó, các Hãng hàng không là thành viên của IATA nhận diện, đánh giá, đưa ra giải pháp và báo cáo IATA 60 ngày/lần đối với những tác động lên hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh nhằm ứng phó với thay đổi hiện hữu do ảnh hưởng của đại dịch.

IATA kích hoạt và thúc đẩy chương trình kiểm soát báo cáo định kỳ, thực hiện từ đầu năm 2020. (Ảnh: St).

Từ Quý III/2020, VNA đã triển khai chuẩn bị cho chương trình gia hạn chứng chỉ IOSA. Với sự chủ động và nỗ lực của Ban An toàn – Chất lượng (đơn vị chủ trì) cùng với các cơ quan, đơn vị trong TCT đã tiến hành rà soát, đánh giá nội bộ đảm bảo hoạt động của Hệ thống An toàn – Chất lượng trên mọi phương diện từ Khai thác bay, Bảo dưỡng tàu bay, Dịch vụ - Khai thác mặt đất, An ninh, huấn luyện đào tạo tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn IOSA edition 13 – remote audit, chương trình đánh giá được thực hiện với 3 giai đoạn tại 19 cơ quan, đơn vị:

Giai đoạn 1: Rà soát của Cơ quan, Đơn vị (từ tháng 9 đến tháng 10/2020);

Giai đoạn 2: Đánh giá, rà soát của Ban An toàn – Chất lượng và khắc phục điểm không phù hợp (từ tháng 10/2020 đến giữa tháng 7/2021);

Giai đoạn 3: Đánh giá, kiểm chứng của IATA (từ 16/7 đến 23/7/2021).

VNA lựa chọn tổ chức đánh giá Aviation Quality Services GmbH (AQS) có nhiều kinh nghiệm nhất trong các tổ chức đánh giá của IATA và là đối tác được chúng ta lựa chọn qua 4 lần gia hạn IOSA 2005, 2009, 2013, 2017.

Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ đánh giá chính thức, toàn hệ thống đã tập trung nguồn lực rà soát quy định của VNA tuân thủ quy định IOSA, nhận diện các điểm phù hợp và không phù hợp, khắc phục điểm không phù hợp trước ngày đánh giá chính thức.

Hồ sơ báo cáo tuân thủ trình AQS là cơ sở dữ liệu, là kết quả và là bằng chứng chứng minh độ tin cậy, tính toàn vẹn của chương trình đánh giá An toàn - Chất lượng nội bộ của VNA. 

Cùng với sự cố gắng, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị và những kinh nghiệm đã thu được từ các lần đánh giá trước, giữa tháng 7 vừa qua, VNA đã thực hiện thành công chương trình gia hạn chứng chỉ IOSA trong bối cảnh Việt Nam đang giãn cách xã hội.Hoạt động đánh giá được thực hiện qua hình thức video conference, live streaming. Vượt qua mọi cản trở và cách tiếp cận phương thức mới, VNA đã được AQS đánh giá cao.

Công tác khắc phục khuyến cáo được triển khai ngay sau đánh giá chính thức. Ngày 28/10 vừa qua, VNA chính thức được IATA cấp gia hạn chứng chỉ an toàn khai thác IOSA có hiệu lực đến 28/10/2022.

Công tác khắc phục khuyến cáo được triển khai ngay sau đánh giá chính thức. (Ảnh: ATCL).

An toàn là số một – the Safety first, VNA luôn đoàn kết - sáng tạo, nỗ lực tìm kiếm cơ hội, vượt qua mọi khó khăn, rào cản để đảm bảo an toàn khai thác, an toàn cho mỗi chuyến bay. Hãng liên tục duy trì và đáp ứng những thay đổi đảm bảo tuân thủ bộ tiêu chuẩn IOSA và hướng đến hoạt động bình thường mới trở lại, nhịp nối giao thương, văn hóa, du lịch được phục hồi. 

Nguồn: http://spirit.vietnamairlines.com/ (Le Thu Trang-SQD)

Các tin khác

VNA lọt top hàng không dẫn đầu thế giới chinh phục chứng chỉ 5 sao cao nhất Skytrax về an toàn phòng chống dịch Covid-19

VNA lọt top hàng không dẫn đầu thế giới chinh phục chứng chỉ 5 sao cao nhất Skytrax về an toàn phòng chống dịch Covid-19

VNA trở thành hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam và thứ 9 trên thế giới được Skytrax cấp chứng chỉ 5 sao cao nhất về an toàn phòng chống dịch Covid-19. Việc chinh phục được những tiêu chí khắt khe nhất của tổ chức đánh giá độc lập như Skytrax đã chứng minh cho nỗ lực vượt bậc của Hãng trong việc bảo vệ sức khỏe của hành khách, người lao động và cộng đồng, qua đó giúp hành khách thêm tin tưởng, an tâm xuyên suốt hành trình bay với VNA.
Xem thêm
VNA VẬN CHUYỂN GẦN 1 TRIỆU LIỀU VẮC XIN DO NHẬT BẢN HỖ TRỢ VÀO TP.HCM

VNA VẬN CHUYỂN GẦN 1 TRIỆU LIỀU VẮC XIN DO NHẬT BẢN HỖ TRỢ VÀO TP.HCM

Gần 1 triệu liều vắc xin Covid-19 đã hỏa tốc từ Hà Nội đến Tp Hồ Chí Minh trên chuyến bay VNA mang số hiệu VN207  cất cánh lúc 7 giờ sáng nay. Đây là những lô vắc xin mà Nhật Bản đã công bố hỗ trợ cho Việt Nam vào ngày 15/6. Vắc xin được VNA vận chuyển miễn toàn bộ cước phí.
Xem thêm
Rút ngắn thời gian chờ đợi với dịch vụ đón tiễn sân bay

Rút ngắn thời gian chờ đợi với dịch vụ đón tiễn sân bay

Hiện nay nhu cầu đón tiễn, đặc biệt là với các đối tượng như doanh nhân hoặc các nhân vật quan trọng đang ngày càng tăng cao. Với dịch vụ đón tiễn khách, hành khách có thể rút ngắn thời gian chờ đợi tại sân bay khoảng 55 phút đối với các chuyến bay nội địa.
Xem thêm
CẬN CẢNH PHỤC VỤ LÔ VACCINE PHÒNG DỊCH COVID-19 LẦN ĐẦU TIÊN TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT

CẬN CẢNH PHỤC VỤ LÔ VACCINE PHÒNG DỊCH COVID-19 LẦN ĐẦU TIÊN TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT

Sau khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, lô vaccine phòng dịch Covid-19 đầu tiên đã được Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) và Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) – các đơn vị thành viên của Vietnam Airlines – tiếp nhận, phục vụ và tập kết an toàn về kho chứa hàng hóa đông lạnh.

Xem thêm
TRUNG TÂM KIỂM SOÁT TẢI TỪ XA - BƯỚC CHUYỂN MÌNH TRONG THỜI ĐẠI 4.0

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT TẢI TỪ XA - BƯỚC CHUYỂN MÌNH TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến khó lường, việc thực hiện kiểm soát tải từ xa thuộc VIAGS góp phần đảm bảo an toàn cho nhân viên cân bằng trọng tải, đảm bảo các chuyến bay hoạt động xuyên suốt, không bị gián đoạn do thiếu nguồn nhân lực và góp phần giảm chi phí cho TCT. 
Xem thêm
 

Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (tên viết tắt VIAGS) được thành lập ngày 01/01/2016 trên cơ sở hợp nhất 3 Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.