Các sân bay bận rộn nhất trong tháng 7-2022 theo bảng xếp hạng của Thế giới, Châu Âu và Quốc tế

Mặc dù số liệu thống kê về số lượng hành khách trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn chưa được đối chiếu, nhưng một số xu hướng có thể rút ra từ số liệu tổng hợp hàng tháng của OAG, được đo bằng ghế cung ứng, về các sân bay bận rộn nhất trên các bảng xếp hạng của Thế giới, Quốc tế và Châu Âu.

Top 10 Sân bay bận rộn nhất thế giới tính theo số lượng hành khách thông qua.

Không có bất ngờ nào trong báo cáo của tháng 7/2022. Những sân bay dẫn đầu trong năm 2019 đang dần dần trở lại vị trí dẫn đầu trong các hạng mục tương ứng và điều đó đặc biệt đúng ở khu vực châu Âu và Trung Đông.

Châu Á - Thái Bình Dương vẫn phải mòn mỏi chờ đợi do các hạn chế vẫn được áp dụng hoặc đang dần được nới lỏng. Chỉ có ba sân bay khu vực châu Á là Tokyo Haneda, Quảng Châu và Singapore Changi - lọt vào bảng xếp hạng.

Sân bay Singapore Changi.

Bốn sân bay nổi bật với hiệu suất khai thác tốt hơn dự kiến là: Doha, Singapore, Dallas-Fort Worth và Denver, trong khi Istanbul tiếp tục gây ấn tượng. Nhưng thông điệp chính là “kinh doanh như bình thường” ít nhất cũng đang dần quay trở lại.

Mặc dù đã đi hết nửa chặng đường của “ năm phục hồi bất ngờ” 2022 nhưng dữ liệu về ghế cung ứng tròn tháng 7/2022 đã cung cấp những chi tiết thú vị về sự phục hồi của các sân bay.

Atlanta tiếp tục là sân bay bận rộn nhất thế giới với 4,8 triệu ghế cung ứng. Atlanta vốn dĩ từ lâu luôn là sân bay bận rộn nhất, mặc dù trong năm đại dịch đầu tiên - 2020, Atlanta tụt xuống vị trí thứ sau sân bay Quảng Châu (Trung Quốc), do Quảng Châu năm đó không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch COVID-19 và sân bay này đã tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng trong năm 2020.

Atlanta tiếp tục là sân bay bận rộn nhất thế giới với 4,8 triệu ghế cung ứng. 

Dubai International đứng ở vị trí thứ hai với số ghế cung ứng tăng 28% so với tháng 6/2021. Trong tuần bắt đầu từ ngày 18/7/2022, 38% số ghế cung ứng của các hãng hàng không khai thác tới sân bay Dubai là các chuyến bay với thời lượng từ sáu tiếng trở lên. Trong khi đó tỷ lệ này của hãng hàng không Emirates là 56%. Đó là dấu hiệu cho thấy các chuyến bay đường dài, vốn là ưu thế vượt trội của Emirates Airline đang bắt đầu phục hồi.

Sân bay Dallas Fort Worth (DFW) giảm một bậc trong tháng này, xuống vị trí thứ ba và Sân bay Istanbul tăng một bậc, lên vị trí thứ tư.Sau khi củng cố vị thế vào giữa năm 2022, sân bay này được dự báo sẽ sớm thường xuyên chiếm vị trí trong 5 sân bay dẫn đầu.

Sân bay Dallas Fort Worth (DFW) giảm một bậc trong tháng này, xuống vị trí thứ ba. 


Sân bay Istanbul được dự báo sẽ sớm thường xuyên chiếm vị trí trong 5 sân bay dẫn đầu. 

Hạn chế về công suất tại London Heathrow sẽ có tác động đến vị trí xếp hạng hàng tháng trong tương lai. London Heathrow đã tụt hai hạng, xuống vị trí thứ năm trong tháng 7/2022 do kết quả của việc tự nguyện hạn chế tải cung ứng của các hãng hàng không và hiện theo quy định của ban quản lý sân bay Heathrow là giảm một nửa công suất khai thác, giới hạn không quá 100.000 hành khách thông qua mỗi ngày.

Denver nổi bật trong giai đoạn 2020 và 2021 về số lượng hành khách thông qua sân bay.

Ba trong số bốn sân bay tiếp theo trên bảng xếp hạng là của Hoa Kỳ (Chicago O'Hare, Denver International và Los Angeles International (LAX)). Những sân bay duy trì lợi nhuận đạt được trong thời kỳ đại dịch Covid-19 do du lịch nội địa của Hoa Kỳ không bị hạn chế nghiêm ngặt như ở một số quốc gia khác.

Denver nổi bật trong giai đoạn 2020 và 2021 về số lượng hành khách thông qua sân bay, nhưng O’Hare và LAX hiện đang phục hồi với tốc độ nhanh hơn.

Tokyo Haneda (đứng ở vị trí số 8) dẫn đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực vẫn còn đang duy trì các hạn chế do đại dịch. Nhưng các hạn chế đã bắt đầu được dỡ bỏ ở Nhật Bản.

Tokyo Haneda (đứng ở vị trí số 8) dẫn đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Quay trở lại Quảng Châu (xếp thứ 10) - sân bay bận rộn nhất thế giới vào năm 2020 đã tụt hạng kể từ tháng 4/2022 do các hạn chế COVID-19 được áp dụng kéo dài và trong tháng 6/2022, sân bay này xếp ở vị trí thứ 16. Tuy nhiên, tháng này Quảng Châu đã vươn lên vị trí thứ mười.

Trong số 10 sân bay bận rộn nhất trên thế giới trong tháng này, 6 sân bay đã nằm trong Top 10 hồi tháng 7/2019: có lẽ đây là bằng chứng đầu tiên về khả năng khôi phục lại như “bình thường”.

Top 10 sân bay quốc tế bận rộn nhất thế giới tính theo số ghế cung ứng của các chuyến bay quốc tế.

Quay trở lại 10 sân bay quốc tế bận rộn nhất trong tháng này (tính theo ghế cung ứng của các chuyến bay quốc tế), vẫn là những sân bay đã lọt vào bảng xếp hạng trong tháng trước. Tuy nhiên, có một số thay đổi về thứ tự.

Sân bay quốc tế bận rộn nhất trong tháng 7/2022 là Dubai International, với số ghế tăng 28% so với tháng trước.

Sân bay quốc tế bận rộn nhất trong tháng 7/2022 (tính theo ghế cung ứng) là Dubai International.

London Heathrow ở vị trí cao nhất trong tháng 6/2022 và đã tụt xuống vị trí thứ hai sau Dubai. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm cách nào để giữ vị trí trong bối cảnh yêu cầu cắt giảm công suất khai thác có hiệu lực tại Heathrow.

Các sân bay Amsterdam, Paris Charles de Gaulle, Frankfurt, Istanbul và Doha đều duy trì được vị trí xếp hạng như tháng 6/2022: cụ thể là ở vị trí thứ 3, 4, 5, 6 và 7.

Doha đã tự khẳng định mình là một thách thức lớn đối với Dubai trong suốt thời gian đại dịch cả về vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sân bay này đã tăng hạng từ vị trí thứ 15 trong năm 2019 (tính theo số lượng hành khách thông qua) lên vị trí thứ 7 trong năm nay.

Một động thái đáng chú ý khác trong tháng này là Singapore Changi, đã chuyển từ vị trí thứ 10 trong tháng trước lên thứ 8, với số ghế cung ứng tăng 14%.

Điều đáng chú ý, đây là một sân bay khu vực Châu Á -Thái Bình Dương đang có một số dấu hiệu phục hồi. Changi đang tận dụng cơ hội để khẳng định lại vị thế không thể tranh cãi là cửa ngõ của Đông Nam Á.

Top 10 sân bay bận rộn nhất Tây Âu

Ở Tây Âu, Top 10 sân bay bận rộn nhất cũng giống như hồi tháng 6/2022, nhưng theo thứ tự hơi khác một chút.

Công bằng mà nói, việc loại bỏ các hạn chế đi lại (do đại dịch) đã diễn ra sớm nhất ở Châu Âu. Với một số khu vực của Hoa Kỳ, Canada và phần lớn khu vực Châu Á -Thái Bình Dương vẫn phải tuân thủ các hạn chế này.

Tuy nhiên, ngược lại vận tải hàng không khu vực châu Âu lại rất lộn xộn do nhu cầu mọc lên như nấm, trong khi nguồn cung ứng chưa thể đáp ứng được. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng với tất cả các nước trong khu vực. Một số quốc gia châu Âu đã đối phó rất tốt với vấn đề này.

Sân bay Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã vươn lên vị trí hàng đầu và là sân bay bận rộn nhất ở Tây Âu trong tháng 7/2022.

Không có gì đáng ngạc nhiên, Sân bay Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã vươn lên vị trí hàng đầu và là sân bay bận rộn nhất ở Tây Âu trong tháng 7/2022.

Chiếm bốn vị trí tiếp theo là các sân bay FLAP (Frankfurt, Paris CDG, Amsterdam Schiphol và London Heathrow) – các vị trí gần giống như xếp hạng năm 2019 (xếp theo lượng hành khách thông qua), ngoại trừ Frankfurt đã vượt qua Amsterdam Schiphol để giành vị trí thứ tư.

Nguyên nhân do các vấn đề tắc nghẽn tại sân bay Amsterdam Schiphol. Hơn nữa chính phủ Hà Lan thông báo sẽ giới hạn số lượng chuyến bay hàng năm tại sân bay Schiphol không quá 440.000 chuyến (dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2023), do những lo ngại về môi trường - đặc biệt là tác động của tiếng ồn đối với những người dân sống trong khu vực lân cận sân bay. Điều đó gửi đi một thông điệp tới các hãng hàng không là việc mở rộng khai thác sẽ không được chào đón tại Amstecdam Schiphol.

Sân bay Amsterdam Schiphol- Hà Lan.

Như vậy, nói một cách khái quát và ngắn gọn đối với dịch vụ khai thác sân bay là “hoạt động kinh doanh như bình thường” đang được khôi phục tại nhiều sân bay, nhưng vẫn là những sân bay từng có cơ hội thu được lợi nhuận lớn như Istanbul, Doha, Dallas, Denver có triển vọng củng cố những lợi nhuận đó trong thời gian còn lại của năm 2022 và các năm sau.

Quynh Hoa-DX

 

Các tin khác

SkyTeam và các liên minh hàng không thế giới

SkyTeam và các liên minh hàng không thế giới

Ấn phẩm The Blue Swan Daily của CAPA đưa ra những góc nhìn về các liên minh hàng không trên toàn thế giới như Star Alliance, SkyTeam hay Oneworld thông qua hình thức inforgraphic.
Xem thêm
Cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh ấm cúng-đẳng cấp của VNA

Cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh ấm cúng-đẳng cấp của VNA

Cộng đồng mạng xã hội đang chia sẻ những hình ảnh đầy ấm cúng trên chuyến bay của VNA đưa đón cổ động viên Việt Nam đến Thường Châu Trung Quốc để cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam.
Xem thêm
VIAGS khẳng định thương hiệu, chất lượng dịch vụ sân bay

VIAGS khẳng định thương hiệu, chất lượng dịch vụ sân bay

Sau 2 năm hợp nhất, Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) đã khẳng định thương hiệu, chất lượng dịch vụ mắt đất sân bay hàng đầu Việt Nam và khu vực.


Xem thêm
Chương trình đào tạo hàng nguy hiểm của VIAGS

Chương trình đào tạo hàng nguy hiểm của VIAGS

Trước đây, khi có nhu cầu đào tạo nghiệp vụ về vận chuyển hàng nguy hiểm, các doanh nghiệp phải gửi nhân viên ra nước ngoài để tham gia lớp huấn luyện
Xem thêm
Hãng hàng không Cathay Pacific Airlines trao giải dịch vụ hàng hóa đạt chất lượng tốt thứ 7/108 trên mạng bay toàn cầu cho VIAGS Đà Nẵng

Hãng hàng không Cathay Pacific Airlines trao giải dịch vụ hàng hóa đạt chất lượng tốt thứ 7/108 trên mạng bay toàn cầu cho VIAGS Đà Nẵng

Ngày 16/01/2018, Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng (VIAGS DAD) vừa được Hãng hàng không Cathay Pacific Cargo trao tặng chứng nhận chất lượng dịch vụ phục vụ hàng hóa đứng thứ 7 trong số 108 điểm khai thác hàng hóa trên toàn thế giới của Hãng năm 2017.
Xem thêm
 

Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (tên viết tắt VIAGS) được thành lập ngày 01/01/2016 trên cơ sở hợp nhất 3 Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.